Tân di dân và di công trong mắt đạo diễn tân di dân Liêu Khắc Phát

Đạo diễn mới và nhạy bén Liêu Khắc Phát đến từ Malaysia, từng đoạt “Giải Kim Tuệ” và được đề cử ở các liên hoan phim lớn trong và ngoài nước, và gia nhập Học viện Điện ảnh Kim Mã, theo đạo diễn Hầu Hiếu Hiền học quay phim điện ảnh. Từ năm 2008 đến nay, đã quay những phim điện ảnh “Con chuột” (2008), “Tình yêu ở vùng biên giới rừng rậm” (2009), “Đêm hoa nở” (2012), “Mưa rơi nhà ai” (2012) và “Cùng nhau đi ngắm biển” (2013).

Liêu Khắc Phát sinh ra tại Johor Bahru, Malaysia. Johor Bahru là thành phố lớn mới nổi lên, có nhiều di công Đông Nam Á làm việc tại đây, cho nên từ nhỏ anh đã quen biết đủ mọi tầng lớp di công. Sau đó, đến Singapore dạy học, nhằm hoàn thành giấc mơ điện ảnh, năm 2007 đến học tại khoa điện ảnh học trường đại học nghệ thuật quốc gia Đài Loan.

Sở trường của anh là góc độ về tân di dân, quan tâm các sự việc xảy ra tại Đài Loan. Do đã sống qua Malaysia, Singapore và Đài Loan, cộng thêm từ nhỏ đã có kinh nghiệm sinh hoạt chung với di công, hai phim điện ảnh của anh “Mưa rơi nhà ai” và “Cùng nhau đi ngắm biển” đều ẩn chứa sự quan tâm cuộc sống và miêu tả sâu sắc đối với tầng lớp này.

“Mưa rơi nhà ai” nói về câu chuyện một nữ di công Philippines đến Đài Loan làm việc, còn “Cùng nhau đi ngắm biển” thì nói về vấn đề công nhận thế hệ F2 của tân di dân, đều hiện rõ cách nghĩ của Liêu Khắc Phát đối với chủ đề thảo luận về tân di công và tân di dân. Liêu Khắc Phát cho rằng toàn thế giới đều đang xảy ra đề tài “Tân di dân”, cho nên muốn xuất phát từ góc độ “Nhân bản”, nghiên cứu khi con người đối diện với nhân khẩu di dời, chúng ta nên nhìn nhận sự việc này như thế nào.

Cuộc sống khó khăn và nỗi nhớ quê hương của di công quốc tế

Đối với di công quốc tế, anh nhận thấy tình hình ở các nước tuy không giống nhau, nhưng mỗi người đều như nhau. Nói cho cùng, khi bạn phải rời xa quê hương đến nước ngoài làm việc, trong lòng sẽ có nỗi nhớ nhung, không vì nghề nghiệp cao thấp, quốc tịch mà có sự khác biệt. Anh từ kinh nghiệm bản thân để miêu tả cảm giác sinh sống ở nước ngoài. Anh nói, xa nhà quá xa, quá lâu, có lúc quê hương trong tim bạn vốn dĩ tốt đẹp, sau khi bạn trở về, có thể đã không giống như suy nghĩ; hay nói là, quê hương mà bạn nhớ nhung hoặc tưởng tượng, có thể không ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, nhưng nếu bạn thừa nhận “Nơi không tìm được” này, tuy đang lang bạt, nó vẫn là nơi thuộc về tinh thần.

Đương nhiên, anh cũng cảm thấy cái gọi là “Tân di công” hoặc “Tân di dân”, có 1 số không phải vì công việc, có 1 số vì là văn học và người làm việc điện ảnh, cần đến những nơi khác nhau tìm cảm hứng, mà thành di công đến nước ngoài làm việc, lại phân ra lao động trí thức và lao động phổ thông, cho nên vấn đề tân di dân hoặc di công, không đơn thuần chỉ có tầng lớp thấp trong xã hội, còn bao gồm rất nhiều tầng lớp. Họ cũng giống bao người bình thường đang sinh sống. Vì thế Liêu Khắc Phát cho rằng, không nên xem tân di công là nhóm người bị chú ý, mà nên đối xử là cha mẹ, con cái của người ta.

Ngoài ra, chế tác phim Kham Tĩnh Liên cũng cho biết, trên nhiều báo và tạp chí cô nhìn thấy nhiều di công phải đối mặt với khó khăn, như làm thêm giờ, nhân quyền, tín ngưỡng tôn giáo v.v...,cũng có nhiều trường hợp di công không chịu nổi áp bức nên bỏ trốn bị cảnh sát bắt, kết quả trèo tường hoặc nhảy nóc nhà để bị thương hoặc tử vong. Liêu Khắc Phát cũng nói, anh đã chứng kiến cảnh sát Malaysia đuổi bắt di công bất hợp pháp, có di công bất chấp tính mạng nguy hiểm mà nhảy vào cống nước. Anh nói cảnh sát đuổi bắt số di công này giống như đuổi bắt chó hoang. Khi ấy anh rất kinh ngạc, suy nghĩ tại sao di công phải sống giống như chó hoang vậy?

Công nhận thế hệ F2 của tân di dân là chuyển biến chứ không phải khó khăn

Liêu Khắc Phát cảm thấy thừa nhận thế hệ F2 của tân di dân không phải khó khăn. “Từ từ học cách làm quen bản thân” không chỉ là vấn đề khó khăn của con tân di dân, mà là mọi người đều đang tìm sự công nhận và địa vị của mình trong xã hội, cũng đang học hỏi nhận biết “Bản thân là ai”, cho nên con tân di dân chỉ là sớm đối mặt vấn đề công nhận mà thôi. Tương phản, Liêu Khắc Phát cho rằng, vấn đề công nhận tân di dân có thể là 1 ưu thế, vì họ nhạy cảm hơn đối với sự vật chung quanh và quan hệ giữa người với người. Tuy quá trình học hỏi và thích nghi này có khó khăn và lâu hơn người bản địa, nhưng nếu khắc phục được rồi thì họ sẽ có quốc tế quan hơn, quan sát nhạy bén hơn người lớn lên tại đây.

Ấn tượng bất di bất dịch và thành kiến về di công quốc tế

Trào lưu toàn cầu hóa, di công là hiện tượng quốc tế, thì ở đâu cũng có kỳ thị và thành kiến. Liêu Khắc Phát nói, sự kỳ thị di công ở khu vực Singapore và Malaysia là ngôn ngữ, người biết tiếng Anh sẽ có thế mạnh hơn, và cho rằng di công đến từ Malaysia là tầng lớp thấp hơn. Nhưng 10 năm gần đây, di dân và di công Trung Quốc đại lục gia tăng, đe dọa đến cơ hội việc làm của người dân Singapore, hiện nay lại cảm thấy người Malaysia gần gũi hơn. Đây là ảnh hưởng về thói quen và văn hóa, đối tượng cũng sẽ thay đổi. Từ xưa đến nay, con người có thói quen dùng ấn tượng bất di bất dịch gán ghép cho người ngoài đến, cho nên kỳ thị chỉ là 1 cái khung, xem bạn sẽ đặt nó lên người của ai.

Đài Loan giống như gia đình

Anh cho rằng nếu so sánh với khu vực Singapore và Malaysia, nhân quyền căn bản của tân di dân tại Đài Loan đã hoàn chỉnh hơn, có thể biểu tình đòi quyền lợi cho bản thân, có thể tập hợp, đi lại và làm báo, những điều này không thể thấy ở khu vực Singapore và Malaysia. Anh cũng thấy Đài Loan mời tân di dân đảm nhiệm công việc nhân viên tư vấn, tân di dân giải quyết vấn đề tân di dân, cách làm này rất hay, vì xuất phát từ người cùng góc nhìn và ngôn ngữ, sẽ giúp đỡ lẫn nhau hơn. Sinh sống qua 3 quốc gia, Liêu Khắc Phát cũng có 3 gia đình. Anh nói, “Gia đình” là cần phải gầy dựng, cũng vì thích nơi đó, mới muốn xây dựng một “Gia đình” tại nơi đó. Và sự nhiệt tình của người Đài Loan cùng với tấm lòng ấm áp luôn giúp đỡ người khác, khiến anh muốn xây dựng một “Gia đình” ở Đài Loan. Đây cũng có thể là nguyên nhân tại sao Đài Loan được sự hoan nghênh của tân di dân và người nước ngoài như vậy.