Nguồn gốc, lịch sử tết Trung thu và phong tục các nước

Tết Trung thu là ngày tết truyền thống của Trung Quốc. Ngoài thưởng thức bánh Trung thu và bưởi, trăng tròn người đoàn viên, đồng thời cũng là thời khắc sum họp với gia đình.

Lịch sử tết Trung thu

Danh từ Trung thu, xuất hiện sớm nhất ở kinh điển “Chu Lễ” (Bộ sách ghi chép chế độ chính trị, chế độ lễ tục và chế độ quan lại triều nhà Chu) vào thời cổ Trung Quốc, nhưng không nói rõ là ngày nào của tháng 8, cũng có học giả về phong tục cho rằng Trung thu thật ra là tết Bội thu thời cổ đại, vì tháng 8 âm lịch là mùa thu hoạch vào mùa thu, mọi người sẽ cúng bái thổ địa.

Đến thời nhà Đường, tết Trung thu mới trở thành ngày lễ cố định, tương truyền có câu chuyện Dương Quý Phi mộng du nguyệt cung. Đến thời nhà Tống, tết Trung thu bắt đầu thịnh hành tronog dân gian; đến thời nhà Minh, nhà Thanh, tết Trung thu cũng giống với tết Nguyên đán, trở thành ngày lễ truyền thống và quan trọng của Trung Quốc.

Truyền thuyết tết Trung thu

Về truyền thuyết tết Trung thu, nghe nhiều nhất vẫn là sự tích Hằng Nga lên cung trăng, Ngô Cương đốn quế và Vua Chu Nguyên Chương khởi nghĩa chống nhà Nguyên lập ra triều Minh.

Truyền thuyết thứ nhất về tết Trung thu: Hằng Nga lên cung trăng

Thời xưa có một dũng sĩ tên là Hậu Nghệ, ông có sức mạnh vô địch, dùng cung bắn hạ chín mặt trời, được dân chúng kính yêu. Hậu Nghệ cưới một người vợ xinh đẹp tên là Hằng nga. Ngày nọ, Hậu Nghệ tìm được một liều thuốc trường sinh bất tử, và đưa cho Hằng Nga cất giữ. Vào một ngày Hậu Nghệ ra ngoài săn bắn, có tên cướp dùng gươm đe dọa Hằng Nga đưa thuốc cho hắn, Hằng Nga trong lúc cấp bách đã nuốt hết cả thuốc, sau đó bỗng nhiên bay thẳng lên mặt trăng. Hậu Nghệ sau khi quay về, vô cùng đau buồn, lại nhớ thương người vợ, chỉ còn cách bày hương án, cúng Hằng Nga trên mặt trăng xa xôi.

Truyền thuyết thứ hai về tết Trung thu: Ngô Cương đốn quế

Ngô Cương là một vị thần tiên nơi thiên giới, tình cờ gặp được Hằng Nga xinh đẹp, liền bị nàng mê hoặc, do thần tiên không được có tình dục, Ngô Cương vừa sợ vừa muốn làm Hằng Nga vui lòng. Do vậy Ngô Cương thường ngồi cả ngày ở cung Quảng Hàn, kết quả không làm tròn chức vụ, bị Ngọc hoàng đại đế đày làm công việc cực nhọc. Phía trước cung Quảng Hàn có một cây quế, dùng rìu đốn, vết chém lại liền ngay. Tương truyền, đốn cây quế này chính là Ngô Cương.

Truyền thuyết thứ ba về tết Trung thu: Chu Nguyên Chương khởi nghĩa

Tết Trung thu ăn bánh Trung thu, tương truyền được bắt đầu từ thời nhà Nguyên. Lúc đó dưới sự thống trị của Nguyên triều, bách tính cơ cực lầm than, có nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Nguyên. Trong đó, Chu Nguyên Chương cho rằng phải đoàn kết sức mạnh mới có thể thành công, nhưng chính phủ kiểm tra nghiêm ngặt, muốn truyền tin tức rất khó khăn. Quân sư Lưu Bá Ôn của Chu Nguyên Chương có ý kiến, nhét mảnh giấy có ghi “Đêm 15 tháng 8 khởi nghĩa” vào trong bánh, rồi phái người gửi đi cho quân khởi nghĩa ở các nơi. Đến ngày 15 tháng 8, quân khởi nghĩa từ các nơi đổ về, nhanh chóng đánh bại nhà Nguyên. Chu Nguyên Chương ra lệnh đem loại bánh đã truyền tin bí mật làm thức ăn vào ngày tết Trung thu, từ đó trong dân gian bắt đầu lưu hành tết Trung thu ăn bánh Trung thu.

Tết Trung thu tại các nước Châu Á

Khu vực Châu Á ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, bao gồm Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc đều có ngày lễ truyền thống tết Trung thu như vậy.

Tết Trung thu Đài Loan

Tết Trung thu là 1 trong 3 tiết khí lớn của Đài Loan, cả nước nghỉ lễ 1 ngày, thức ăn trong dịp lễ này là bánh Trung thu và bưởi, dân chúng sẽ về nhà sum họp. Ngoài ra, cũng do ảnh hưởng kinh tế phát triển, ăn uống tây hóa và quảng cáo, mọi người cũng sẽ nướng thịt trong dịp tết Trung thu.

Tết Trung thu Hàn Quốc

Người Hàn Quốc gọi tết Trung thu là “Thu tịch”, là ngày tảo mộ và cúng tổ tiên trong thời cổ đại (Triều Tiên), hiện nay là ngày lễ lớn của Hàn Quốc, được nghỉ lễ 3 ngày, dân chúng sẽ về quê thăm người thân, người buôn bán cũng sẽ giảm giá, lôi cuốn người tiêu dùng mua lễ vật tặng bạn bè. Trong tiếng Anh, Trung thu của Hàn Quốc được gọi là “Lễ Tạ ơn Hàn Quốc (Korean Thanksgiving Day)”.

Tết Trung thu Việt Nam

Tết Trung thu của người Việt Nam là ngày 15 tháng 8 âm lịch, cũng có người gọi là “Tết trông Trăng”. Tết Trung thu đồng thời là Tết Thiếu nhi của người Việt Nam. Đêm đó, trẻ em sẽ được nghe kể “Sự tích chú Cuội” và xem múa lân. Còn xách lồng đèn cá chép rước đèn trong đêm Trung thu, mong rằng sau này lớn lên sẽ như “Cá chép vượt vũ môn hóa rồng”.

Tết Trung thu Nhật Bản

Tết Trung thu trong truyền thống Nhật Bản được gọi là Đêm 15, người Trung Quốc ăn bánh Trung thu, còn người Nhật thì ăn bánh dày dango, hay còn gọi là “Tsukimi- Dango”. Do mùa thu là mùa thu hoạch các loại nông sản, nhằm cảm tạ sự ban tặng của thiên nhiên, người Nhật còn tổ chức nhiều hoạt động ăn mừng để bày tỏ lòng biết ơn. Ngoài ra, người Nhật cũng thưởng nguyệt, gọi là “Ngắm trăng”.

Tết Trung thu đối với các nước Châu Á mà nói, đều là ngày lễ quan trọng. Ngoài phong tục ngắm trăng, ăn bánh Trung thu và sum họp cùng gia đình ra, từ xưa đến nay, có nhiều sáng tác nghệ thuật miêu tả về tết Trung thu, như vẽ tranh, thơ văn. Chỉ cần để ý và nghiên cứu thì sẽ phát hiện, thật ra tết Trung thu bao hàm trí tuệ và kết tinh tâm huyết của cổ nhân Trung Quốc, lúc ăn bánh Trung thu và nướng thịt, thì nên nhớ về tổ tiên; còn lúc ngẩng đầu ngắm trăng thì cũng nên “Cúi đầu nhớ quê hương”.